Trường Tiểu học Yết Kiêu tích cực Tuyên truyền phòng chống bệnh Cúm A

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B. Trong tuần vừa qua, Hà Nội tăng đột biến số ca cúm A, nhiều ca nhập viện trong tình trạng bệnh nặng. Cập nhật tình hình này, trường Tiểu học Yết Kiêu đã tổ chức tuyên truyền về phòng chống bệnh cúm A tới các lớp học.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Cúm A lây qua đường hô hấp: Giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus.
TRIỆU CHỨNG:
- Sốt cao 39-400C, sốt kéo dài.
- Đau họng, viêm họng.
- Ho nhiều và kéo dài.
- Ớn lạnh.
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Chảy nước mắt khi ra ngoài ánh sáng.
- Trẻ em nhiễm bệnh dễ bị nôn và tiêu chảy.
- Viêm phổi nặng.
- Viêm tai giữa.
- Viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Phù não.
- Tổn thương gan.
- Sảy thai.
- Suy đa tạng.
- Tử vong.
- Tiêm vắc xin phòng cúm (thời điểm thích hợp từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm).
- Tăng cường vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
- Tự theo dõi sức khoẻ hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng và được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
- Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
- Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tác giả: Tiểu học Yết Kiêu
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn